Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống thì việc đưa các đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cũng được người dân đưa vào nuôi thử nghiệm như cá chình, cá tầm... Việc phát triển nuôi các đối tượng mới đã góp phần đa dạng đối tượng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Với hàng loạt ưu điểm: Dễ nuôi, ít dịch bệnh, thời gian tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, có thể nuôi trong ao hồ, lồng bè, so với các đối tượng nuôi truyền thống như các loại cá trắm, mè, chép, rô phi… thì cá leo đang là một đối tượng nuôi mới đầy triển vọng, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Cá Leo có tên khoa học là Wallago attu thuộc loại cá da trơn. Cá thường sống ở sông, kênh rạch và đồng ruộng. Cá Leo có phạm vi phân bố khá rộng từ phía Nam đến phía Đông Nam châu Á. Cá có kích thước lớn, giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng, sau 7 tháng nuôi cá có thể đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg.
Cá Leo là cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi con “đặc sản" của Thừa Thiên Huế. Đây là loài vật nuôi dễ dàng thay thế cho cá đang nuôi tại địa phương bởi thức ăn của chúng chủ yếu là động vật. Bên canh đó, đây là loài cá có sức đề kháng khá tốt, rất ít khi xảy ra tình trạng rủi ro trong quá trình nuôi, giá bán trên thị trường khoảng 90.000 - 100.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với một số đối tượng cá truyền thống. Nhằm giúp bà con nông dân nắm được kỹ thuật nuôi cá leo; Trung tâm Khuyến nông giới thiệu quy trình nuôi cá Leo bằng lồng trên hệ thống hồ chứa, sông ngòi: