Va qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai 3 mô hình (mô hình nuôi chuyển tiếp cá Trắm bằng lồng xen ghép với cá rôphi, mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối tại rừng ngập mặn rú chá xã Hương Phong - Hương Trà và mô hình nuôi kết hợp tôm sú, cá đối với rong câu) cho 16 hộ tại các xã Quảng Thái - Quảng Điền; xã Điền Hòa –Phong Điền; xã Hương Phong – Hương Trà; xã Phú Thuận, xã Vinh Phú – Phú Vang và xã Vinh Giang, xã Lộc Bình – Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau hơn 6 tháng nuôi, các đối tượng nuôi như tôm, cua và cá tại các mô hình đã đạt kích cở thu hoạch, kết quả cụ thể như sau:
Mô hình nuôi chuyển tiếp cá Trắm bằng lồng xen ghép với cá rôphi tỷ lệ sống ước cá trắm 83%, kích cở 3 kg/con, năng suất ước đạt 4,95kg/m3; cá rô phi ước tỷ lệ sống 70,5%, kích cở 0,4kg/con, năng suất ước đạt 0,87kg/m3 .
Mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối tại rừng ngập mặn rú chá xã Hương Phong- Hương Trà tỷ lệ sống tôm sú ước 58,3%, kích cở 36 con/kg, năng suất ước đạt 321kg/ha; cua ước tỷ lệ sống 60%, kích cở 255g/con, năng suất ước đạt 153kg/ha và cá đối ước tỷ lệ sống 60%, kích cở 307g/con, năng suất ước đạt 212kg/ha
Mô hình nuôi kết hợp tôm sú, cá đối với rong câu: tỷ lệ sống tôm sú ước 70,5 %, kích cở 25 g/con, năng suất ước đạt 0,36 tấn/ha; cá đối ước tỷ lệ sống 72%, kích cở 394 g/con, năng suất ước đạt 1,12 tấn /ha. Lợi nhuận từ 22 – 26 triệu dồng/hộ.
Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành tổ chức tổng kết mô hình tại các điểm như: ngày 22, 25 /10/2018 tổng kết mô hình nuôi kết hớp tôm sú tại xã Phú Thuận huyện Phú Vang và xã Vinh giang huyện Phú Lộc; Ngày 23/10/2018 tổng kết mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối tại rừng ngập mặn rú chá xã Hương Phong- Hương Trà và ngày 07, 09/11/2018 tổng kết mô hình nuôi chuyển tiếp cá Trắm bằng lồng xen ghép với cá rôphi tại xã Quảng Thái - Quảng Điền và xã Điền Hòa - Phong Điền.
Thành phần tham dự hội nghị gồm đại diện Trung tâm Khuyến nông; đại diện Phòng nông nghiệp huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phong Điền , huyện Phú Lộc và Thị xã Hương Trà; đại diện UBND các xã thực hiện mô hình và gần 141 nông ngư dân nòng cốt tại các xã triển khai mô hình tham dự.
Tại hội nghị, đại biểu đã lắng nghe báo cáo mô hình của cán bộ kỹ thuật, hộ dân thực hiện mô hình và tham quan mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy các mô hình thực hiện tại các xã đều đem lại hiệu quả cho người dân trên vùng đầm phá – Tam Giang cầu Hai.
Mô hình nuôi kết hợp tôm sú, cá đối với rong câu thành công tạo ra hướng nuôi phù hợp mang tính bền vững (vì có giống sinh sản nhân tạo, nuôi kết hợp tôm sú, cá đối phát triển tốt) giúp người dân áp dụng tạo sinh kế đảm bảo ổn đinh nhằm giảm thiểu hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Mô hình nuôi chuyển tiếp cá Trắm bằng lồng xen ghép với cá rôphi đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi giúp tạo sinh kế cho người dân sống tại khu vực. Giúp hạn chế các hình thức khai thác mang tính hủy diệt. Vì sử dụng hình thức nuôi ghép cá trắm cỏ với cá rô phi nên tận dụng được nguồn rong tự nhiên giảm chi phí sản xuất. Mặt khác cá rô phi là đối tượng sử dụng mùn bã hữu cơ làm thức ăn nên giúp làm sạch chất thải của cá trắm cỏ đồng thời tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, giảm ảnh hưởng xấu của hoạt động nuôi đến môi trường vùng đầm phá.
Mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối tại rừng ngập mặn rú chá. Thông qua mô hình đã giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển trồng rừng ngập mặn với sinh kế người dân, phát triển nuôi xen ghép tại rừng ngập mặn giúp tạo ra sinh kế cho người dân góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển diện tích rừng ngập mặn và giải quyết sinh kế cho người dân vốn phụ thuộc vào việc khai thác tại các vùng nước tự nhiên ở vùng đầm phá từ đó giúp hạn chế các biện pháp khai thác hủy diệt, phát triển thêm diện trồng rừng ngập mặn trong tương lại.
Các nông ngư dân tham dự hội nghị rất phấn khởi với kết quả từ các mô hình mang lại, giúp người dân học tập làm theo ./.