Thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm và Dự án FSPS II thông qua mô hình trình diễn
Cập nhật:22/10/2010 1:46:44 CH
Ở thôn La Sơn, xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc), phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển rất tốt, nguồn cá giống chủ yếu mua tại các cơ sở sản xuất và ương giống ở thành phố Huế, bà con nông dân chưa chủ động được nguồn cá giống tại chỗ để đưa vào nuôi cá thịt. Bên cạnh đó người dân (đặc biệt là các hộ nghèo) chưa nắm bắt được kỹ thuật ương cá giống nước ngọt. Anh Trần Văn Xám được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế và dự án hỗ trợ phát triển Ngành thủy sản giai đoạn II (FSPS II) hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí, nên đã thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình ương cá giống nước ngọt.
Trước đây, gia đình anh Xám là hộ nghèo của xã bởi nhà có 6 người mà chỉ biết trông vào vài sào ruộng. Năm 2008, anh được dự án FSPS II hỗ trợ một phần kinh phí (2 triệu đồng) để ương cá giống nước ngọt (cá Trắm cỏ, cá Roophi), bên cạnh đó được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế về kỹ thuật ương cá Trắm cỏ, roophi. Sau khi nắm bắt được kỹ thuật và có sản phẩm để cung cấp cho người nuôi cá ở trong thôn, anh Xám đã mạnh dạng thuê thêm diện tích 3.000m2 ( trước đây chỉ có 300m2) của bà con để ương giống và nuôi cá thịt. Trước năm 2008, nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình anh Xám dựa vào máy sào ruộng, vì vậy giá trị thu nhập không cao chỉ đạt 2-3 triệu/ năm. Hiện nay, qua hơn hai năm thực hiện ương cá giống và nuôi cá thịt, cuộc sống của gia đình anh Xám được cải thiện đáng kể và đã thoát được nghèo tiến đến làm ăn khắm khá hơn. Thu nhập bình quân 10-15 triệu/năm, bên cạnh đó anh đã trở thành người cung cấp nguồn cá giống có uy tín trong thôn cũng như trong toàn xã và ở các xã lân cận khác.  
Thông qua chương trình hỗ trợ của dự án FSPS II, đã có nhiều hộ thoát nghèo và có điều kiện để nâng cao đời sống cho gia đình như: hộ bà Mai Thị Hóa, Nguyễn Thị Hòe ở xã Lộc Bình thông qua mô hình nuôi giun quế và nuôi Ốc hương.
Thanh Tuấn - KNLN
 Bản in]

Thư viện video

Tổng cộng0