Văn bản pháp quy
STTTrích yếuSố hiệu VBNgày ban hànhFile đính kèm
1 Quyết định Về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (Số: 18/QĐ-TTKN , ngày 02 tháng 02 năm 2024) Quyết định Về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2024

Chi tiết có trong file đính kèm

Tải về
2 Quyết định về việc bổ sung, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023 Bổ sung, điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023

Nội dung chi tiết có trong File đính kèm

Tải về Tải về
3 Quyết định công bố công khai bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (Số: 349/QĐ-TTKN, ngày 11 tháng 10 năm 2023) Công bố công khai bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Nội dung có trong file đính kèm

Tải về
4 Quyết địnhVề việc công bố công khai tài chính thu-chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 (Số: 358/QĐ-TTKN, ngày 17 tháng 10 năm 2023) công bố công khai tài chính thu-chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023

Nội dung có trong file đính kèm

Tải về
5 Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 mới (Số: 144/QĐ-TTKN, ngày 17 tháng 05 năm 2023) Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 Tải về
6 Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (Số: 13/QĐ-TTKN, ngày 01 tháng 02 năm 2023) Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Nội dung có trong file đính kèm

Tải về
7 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của Trung tâm Khuyến nông Ngày 23 tháng 02 năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế ban hành quyết định số: 40/QĐ-TTKN về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của Trung tâm Khuyến nông

Nội dung của Quy chế có trong file đính kèm.

Tải về
8 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình).

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.

Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào 06 nội dung là: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

          Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình, Chính phủ đề ra các giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội; Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính./.

Tải về
9 Tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn Ngày 06/8/2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn. Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemissia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam. Tháng 6/2017, bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở tỉnh Tây Ninh, đến nay bệnh đã lan rộng, gây hại trên 90 % diện tích trồng sắn ở Tây Ninh và đang lan ra các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Phước.
          Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên các giống sắn HLS 11, KM 419 trong khi nhiều hộ dân sử dụng nguồn giống trong vùng dịch, giống nhiễm bệnh để trồng nên càng có nguy cơ lây lan nhanh ra diện rộng, gây hại nghiêm trọng hơn. Để chủ đồng phòng chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trên toàn quốc, Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có trồng sắn tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn. Theo đó, đối với các tỉnh đã phát hiện bệnh khảm lá sắn cần thành lập, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn ở các cấp; Nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn, theo hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn mà Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành; Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, trong đó nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11, tích cực tổ chức phòng trừ bọ phấn là môi giới truyền bệnh; Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng sắn chuyển cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất 01 vụ để cắt nguồn bệnh.
          Đối với các tỉnh chức phát hiện bệnh khảm lá sắn, cần tiến hành rà soát kỹ các diện tích trồng sắn để phát hiện, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; ngăn chặn triệt để việc sử dụng cây sắn đã nhiễm bệnh làm giống; tăng cường kiểm soát không để tổ chức, cá nhân vận chuyển giống từ các địa phương đang có dịch bệnh về địa phương. Tăng cường rà soát, thống kê diện tích sẵn nhiễm bệnh khảm lá. Hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc  các biện pháp phòng trừ bệnh theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng chống cho người trồng sắn.
          Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ như Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các cơ quan nghiên cứu phối hợp, khẩn trương thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế  thiệt hại cho người nông dân.

Tải về
10 Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 884/QÐ-SNNPTNT 30/11/2015 Tải về
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối  

Thư viện video

Tổng cộng0